Điện thế muộn là gì? Các công bố khoa học về Điện thế muộn

Điện thế muộn, hay "afterpotential", là hiện tượng biến đổi điện học sau khi tế bào thần kinh hoặc cơ bắp trải qua điện thế động và trở lại trạng thái nghỉ. Nó được hình thành qua cơ chế quản lý ion tại màng tế bào, chia thành hai giai đoạn: điện thế muộn dương và âm. Điện thế muộn ảnh hưởng đến tần số phát sinh điện thế động tiếp theo, tác động lên hoạt động của hệ thần kinh và cơ bắp, học tập và bộ nhớ. Hiện tượng này được nghiên cứu sâu trong y học để hiểu rõ và điều trị các rối loạn thần kinh và cơ bắp.

Điện Thế Muộn: Khái Niệm và Định Nghĩa

Điện thế muộn, còn được gọi là "afterpotential" trong tiếng Anh, là một hiện tượng điện học diễn ra sau khi một tế bào thần kinh hoặc cơ bắp đã phát sinh điện thế động. Nó thể hiện sự biến đổi điện thế mà tế bào trải qua sau khi đã trở lại trạng thái nghỉ ban đầu sau một hoạt động điện học cụ thể. Hiện tượng này đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự phát sinh xung động tiếp theo trong tế bào.

Cơ Chế Hình Thành Điện Thế Muộn

Điện thế muộn phát sinh thông qua cơ chế quản lý ion tại màng tế bào. Sau khi điện thế động kết thúc, các kênh ion bắt đầu đóng mở theo những cách cụ thể để khôi phục điện thế nghỉ. Có hai giai đoạn điện thế muộn: điện thế muộn dương và điện thế muộn âm.

  • Điện Thế Muộn Dương: Xảy ra khi có một sự tăng cường độ ngắn trong điện áp dương sau điện thế động. Điều này thường do hoạt động tiếp tục hoặc hồi phục chậm của các kênh natri (Na+) hoặc giảm hoạt động của kênh kali (K+).
  • Điện Thế Muộn Âm: Là giai đoạn giảm nhẹ điện áp theo điện thế nghỉ ban đầu, thường gây ra bởi sự hoạt động kéo dài của các kênh kali.

Tầm Quan Trọng của Điện Thế Muộn

Điện thế muộn có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tần số phát sinh của các điện thế động tiếp theo, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ hoạt động và sự đáp ứng của hệ thần kinh và cơ bắp. Trong hệ thần kinh, các điện thế muộn có thể ảnh hưởng đến khả năng truyền tín hiệu, do đó đóng góp vào quá trình học tập và bộ nhớ thông qua cơ chế điều hòa tính dẻo (plasticity) của synapse.

Ứng Dụng và Nghiên Cứu Liên Quan

Hiện tượng điện thế muộn không chỉ đóng vai trò trong sinh lý học mà còn được nghiên cứu kỹ lưỡng trong các lĩnh vực y học và dược lý. Các bất thường của điện thế muộn có thể liên quan đến nhiều vấn đề thần kinh hoặc cơ bắp, bao gồm các rối loạn nhịp tim và một số dạng bệnh động kinh. Nghiên cứu về điện thế muộn giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về các quá trình sinh học và tìm phương pháp điều trị hiệu quả cho các bệnh này.

Kết Luận

Điện thế muộn là một hiện tượng quan trọng và phức tạp, góp phần không nhỏ vào việc hiểu biết về cách tương tác và hoạt động của các tế bào thần kinh và cơ bắp. Qua các nghiên cứu sâu hơn, các nhà khoa học hy vọng sẽ mở rộng kiến thức và cải tiến các phương pháp điều trị bệnh cho con người.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "điện thế muộn":

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN CƠ THỂ CỦA PHỤ NỮ 15 - 35 TUỔI TẠI HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA NĂM 2018
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 508 Số 1 - 2022
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) và đặc điểm thành phần cơ thể của phụ nữ từ 15 đến 35 tuổi tại 5 xã nghèo của huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Kết quả nghiên cứu cho thấy cân nặng trung bình là 48,5 ± 6,5kg, chiều cao trung bình là 151,8 ± 5,3cm và chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình là 21,0 ± 2,4 kg/m2. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (CED) nhóm 20-35 tuổi là 8,9% trong đó tỷ lệ SDD thấp còi và gầy còm ở nhóm 15-19 tuổi lần lượt là 40% và 5,6%. Cân nặng, chiều cao và BMI trung bình giữa 4 nhóm tuổi của ĐTNC có sự khác biệt có YNTK (p< 0,001). Phần trăm mỡ cơ thể (%BF) và khối lượng mỡ (FM) ở ĐTNC có sự thay đổi tăng dần theo lớp tuổi tăng dần, chỉ số %BF và FM ở ĐTNC giữa các nhóm 15-19 và 30-35 khác biệt có YNTK với các nhóm tuổi còn lại (p< 0,05). Khối lượng cơ ước tính (PMM), khối lượng không mỡ (FFM) ở ĐTNC cũng tăng dần theo nhóm tuổi tăng dần. PMM và FFM ở ĐTNC nhóm tuổi 15 – 19 khác biệt có YNTK với 3 nhóm tuổi còn lại (p< 0,05). Trong nghiên cứu này, mặc dù tỷ lệ CED của ĐTNC không cao nhưng tỷ lệ phụ nữ có cân nặng thấp (dưới 45kg) khá cao, chiếm 27,8%. Do vậy can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho PNTSĐ tại các xã nghèo nơi đây là rất cần thiết.
#tình trạng dinh dưỡng #thiếu năng lượng trường diễn #đặc điểm thành phần cơ thể #phụ nữ tuổi sinh đẻ
Tiên lượng rối loạn nhịp tim nguy hiểm sau phẫu thuật tứ chứng fallot bằng kết hợp điện thế muộn và biến thiên nhịp tim
74 bệnh nhân> 15 tuổi mắc tứ chứng Fallot đã được phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn và theo dõi rối loạn nhịp tim nguy hiểm trong vòng 3 năm. Bệnh nhân được đo Holter 24 giờ và điện thế muộn, dùng đường cong ROC đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của điện thế muộn và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng rối loạn nhịp nguy hiểm. Dùng OR so sánh giá trị kết hợp biến thiên nhịp tim và điện thế muộn. Điểm cắt tốt nhất của HFQRSd trong tiên lượng rối loạn nhịp thất là lớn hơn 151ms; AUC= 0,783; Độ nhạy: 86,4%; Độ đặc hiệu: 63,5 %. Điểm cắt tốt nhất của HFLA trong tiên lượng rối loạn nhịp thất là lớn hơn 47ms; AUC= 0,654; Độ nhạy: 50%; Độ đặc hiệu: 88,5 %. Điểm cắt tốt nhất của RMS trong tiên lượng rối loạn nhịp thất là nhỏ hơn hoặc bằng 21μV; AUC= 0,633; Độ nhạy: 59,1%; Độ đặc hiệu: 71,2 %.Bệnh nhân có ĐTM(+) và giảm BTNT thì dự báo khả năng rối loạn nhịp tim cao gấp 13,14 lần (OR=13,14) so với nhóm bệnh nhân có ĐTM (-) và BTNT không giảm, với p<0,05. Kết hợp điện thế muộn và biến thiên nhịp tim cho giá trị cao nhất dự báo rối loạn nhịp tim nguy hiểm.
Nghiên cứu rối loạn nhịp thất trên Holter điện tim và mối liên quan với điện thế muộn ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ
Mục tiêu: Nghiên cứu rối loạn nhịp thất và mối liên quan với điện thế muộn (ĐTM) ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang. Tiến hành ghi Holter ECG và ghi điện tâm đồ trung bình tín hiệu trên 162 bệnh nhân có bệnh lý thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 9/2016 đến tháng 10/2018. Kết quả: Tần suất gặp ngoại tâm thu thất 94,4%, trong đó rối loạn nhịp thất nặng (Lown 3-5) chiếm 34,0%. Tỷ lệ xuất hiện điện thế muộn bất thường là 38,3%. Có mối liên quan giữa ĐTM với rối loạn nhịp thất phức tạp (OR = 23,82, p<0,05). Khi ĐTM bất thường thì dễ xảy ra rối loạn nhịp thất phức tạp hơn (72,6%), ngược lại nếu ĐTM bình thường thì chỉ gặp 10,0% nguy cơ rối loạn nhịp thất phức tạp. Kết luận: ĐTM có liên quan với sự xuất hiện rối loạn nhịp thất, với độ nhạy là 81,8% và độ đặc hiệu là 84,1%. Ở nhóm ĐTM (+) 72,6% có rối loạn nhịp thất nặng, còn ở nhóm ĐTM (-) thì rất ít gặp rối loạn nhịp thất nặng (10%). Kết quả ĐTM bình thường giúp loại trừ nguy cơ rối loạn nhịp nguy hiểm mà không cần can thiệp thêm.
#Điện thế muộn #điện tâm đồ trung bình tín hiệu #Holter điện tâm đồ #thiếu máu cơ tim cục bộ
Đặc điểm điện thế muộn ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm điện thế muộn (ĐTM) ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, thực hiện ghi điện tâm đồ trung bình tín hiệu trên 162 bệnh nhân có bệnh lý thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 9/2016 đến tháng 10/2018. Kết quả: Đa số (91,4%) nhập viện vì đau ngực. Tỷ lệ nam/nữ ~ 4/1. Tần suất xuất hiện điện thế muộn bất thường (dương tính) là 38,3%. Các thông số ở nhóm ĐTM (+) khác biệt rõ rệt so với nhóm ĐTM (-): HFQRS và LAHF cao hơn (110,35 ± 16,45 và 41,08 ± 5,38ms) so với (81,03 ± 9,49 và 29,71 ± 7,57ms); còn RMS40 = 16,81 ± 3,96mcV nhỏ hơn so với 29,26 ± 10,96mcV ở nhóm ĐTM (-) (p<0,05). Tỷ lệ gặp ĐTM (+) ở nhóm thiếu máu cơ tim diện rộng 59,3%, thiếu máu thành trước: 58,8%, thành sau: 43,8%. Ở nhóm có EF < 40%: HFQRS: 104,96 ± 19,95ms và LAHF: 38,43 ± 7,49ms lớn hơn so với 89,60 ± 17,80ms và 33,15 ± 8,77ms; ngược lại RMS40: 20,04 ± 6,60mcV nhỏ hơn so với 25,43 ± 11,28mcV ở nhóm EF ≥  40%. Tỷ lệ gặp ĐTM (+) ở nhóm có rối loạn vận động thành là 57,1%. Kết luận: ĐTM (+) gặp ở 38,3% số bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ. Các yếu tố làm tăng khả năng xuất hiện ĐTM (+) gồm: Tuổi trẻ mắc bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, chiều cao, vị trí thiếu máu cơ tim (diện rộng, thành trước, thành sau), phân suất tống máu giảm, rối loạn vận động thành thất.
#Điện thế muộn #điện tâm đồ trung bình tín hiệu #thiếu máu cơ tim cục bộ
Đặc điểm điện thế muộn ở người bình thường
Mục tiêu: Đánh giá các thông số được sử dụng trong phân tích điện thế muộn ở 87 người bình thường. Đối tượng và phương pháp: Các bản ghi được thực hiện bằng máy ghi điện tâm đồ độ phân giải cao MAC HD 5500, với các bộ lọc ở tần số 40-250Hz. Các tham số thu được là: HFQRS (Thời gian phức bộ QRS tần số cao đã được lọc); LAHF (khoảng thời gian đoạn cuối QRS có tần số cao, biên độ thấp < 40µV); RMS40 (giá trị trung bình của tín hiệu tần số cao ở 40ms cuối của hoạt hoá thất). Kết quả: Độ tuổi trung bình là 64,15 ± 7,82 (từ 44-84 tuổi), tỷ lệ nam/nữ ~ 2,2/1. Các thông số ĐTM thu được là HFQR = 80,99 ± 8,01ms; LAHF = 31,87 ± 6,05ms; và RMS40 = 32,91 ± 11,41µV. Sự khác biệt ở 2 giới là không có ý nghĩa thống kê. Tương quan giữa các thông số điện thế muộn với tuổi, chiều cao, cân nặng là tương quan yếu. Kết luận: Các thông số điện thế muộn ở nhóm nghiên cứu nằm trong ngưỡng giá trị điện thế muộn ở người bình thường của thế giới. Các thông số này không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủng tộc, và các chỉ số nhân trắc.
#Điện thế muộn #điện tâm đồ trung bình tín hiệu
Tổng số: 5   
  • 1